Nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh, thành lập công ty, doanh nghiệp thì cần phải tìm hiểu về pháp luật hiện hành. Điều này không chỉ giúp thuận lợi trong điều hành, quản lý mà còn tránh khỏi những rắc rối không đáng có về mặt pháp lý. Trong đó, có rất nhiều đặt ra băn khoăn về vấn đề có phải nộp thuyết minh báo cáo tài chính không. Cùng những chia sẻ dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là những thông tin kinh tế cụ thể được các kế toán viên trình bày chi tiết thông qua các bảng biểu. Chúng nhằm phản ánh tổng quát nhất về tình hình tài chính, các khoản nợ, đầu ra, đầu vào và các luồng tiền của doanh nghiệp. Có 2 loại báo cáo tài chính bao gồm: báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất.
Thông qua báo cáo, nhà nước có thể kiểm tra, giám sát về thực trạng tài chính doanh nghiệp trong kỳ hoạt động vừa qua. Đồng thời, nắm bắt tình hình sử dụng nguồn vốn cũng như khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là căn cứ quan trọng nhằm phân tích, nghiên cứu và hoạch định các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản lý điều hành hoạt động của công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng doanh số.
2. Thời điểm nộp thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo tài chính năm: tính theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo với cơ quan thuế. Có một số trường hợp đặc biệt được phép thay đổi kỳ nộp báo cáo nhưng cũng không được ngắn hoặc dài hơn 12 tháng.
- Báo cáo tài chính giữa niên độ: nghĩa là nộp báo quý ở mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
- Các kỳ báo cáo tài chính khác: Theo tuần, tháng, 6 tháng hay 9 tháng theo yêu cầu của pháp luật, công ty mẹ hoặc chủ sở hữu.
- Thời hạn nộp báo cáo: chậm nhất là ngày thứ 90, bắt đầu từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
3. [Đáp án] Có phải nộp thuyết minh báo cáo tài chính không?
Để trả lời cho băn khoăn “Có phải nộp thuyết minh báo cáo tài chính không?”, chúng ta cần căn cứ vào quy định của pháp luật. Đó là không chỉ cần thiết mà việc nộp thiếu bản thuyết minh này đã có mức phạt tương ứng với số ngày trễ hẹn nộp.
Quy định để có bản báo cáo tài chính đầy đủ
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo về kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh báo cáo tài chính
– Bảng cân đối tài khoản
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2020 chậm nhất là ngày 31/3/2021 (nghĩa là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm tài chính).
Nếu như bạn nộp thiếu thuyết minh báo cáo tài chính thì cần bổ sung đầy đủ và đúng quy định bởi vì đã có mức phạt cụ thể theo quy định.
Mức phạt nếu không tuân thủ theo quy định
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định số 41 năm 2018 của Chính Phủ cho thấy:
– Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo tài chính chậm dưới 3 tháng so với quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng đối với hành vi công khai tài chính không đầy đủ nội dung, không có báo cáo kiểm toán đính kèm, nộp chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định,…
– Phạt tiền 20.000.000 – 30.000.000 đồng nếu thông tin công khai báo cáo tài chính sai sự thật, số liệu không đồng nhất.
– Phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000 đồng đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính, không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Kết luận
Trên đây là một số những lý giải về việc “Có phải nộp thuyết minh báo cáo tài chính không”. Bạn cần xem xét và cân nhắc kỹ việc hoàn thành bảng báo cáo để tránh trường hợp vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời, là cả những rắc rối phía sau mà bạn phải đối mặt nếu cố tình vi phạm.
Discussion about this post