Hóa học chưa bao giờ là một bộ môn “dễ ăn”, các chất hóa học, thành phần nguyên tố, phản ứng hóa học luôn khiến người ta phải đau đầu. Tuy nhiên, đây lại là môn học bắt buộc ở các cấp Trung học. Nhưng tất nhiên, việc học tốt môn Hóa sẽ giúp bạn nhận thấy được vô vàn những điều kỳ diệu xung quanh cuộc sống và dễ dàng đạt được thành tích cao trong học tập. Nếu bạn đang trong kỳ ôn thì và vướng mắc với câu hỏi “Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong đâu” thì bạn đừng nên bỏ lỡ những thông tin đắt giá mà bài viết dưới đây cung cấp.
Đặc tính của Natri
Natri là một kim loại kiềm có nhiều trong các loại khoáng vật như felspat, sodalite và đá muối. Natri được kí hiệu “Na” mang hóa trị I, nằm trong bảng nguyên tố hóa học.
Tính chất vật lý
Kim loại kiềm. Trắng – bạc (lớp mỏng có sắc tím), nhẹ, rất mềm, dễ nóng chảy. Hơi natri màu đỏ thẫm bao gồm những nguyên tử natri (nhiều) và phân tử Na2. Ở những điều kiện đặc biệt, tạo nên dung dịch keo màu chàm – tím của natri trong ete.
Natri có khối lượng riêng là 0,968 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy của Natri khá thấp, chỉ rơi vào khoảng 97,830C và sôi ở 8860C.
Tính chất hóa học
Natri có tính khử mạnh: Na → Na+ + 1e
– Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
4Na + O2 2Na2O
– Khi đốt với axit Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng…) thành hydro tự do.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.
– Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
– Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.
2Na (lỏng) + H2 (khí) 2NaH (rắn)
Trong tự nhiên
Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ tám nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất. Na có 13 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là 23Na.
Điều chế
Điện phân muối halogenua hay hidroxit nóng chảy.
2NaCl 2Na + Cl2↑
Ứng dụng của Natri trong đời sống
Natri là thành phần quan trọng trong sản xuất este và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của clorua natri (NaCl) (muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống.
Natri được sử dụng nhiều trong sản xuất xà phòng, làm trơn bề mặt kim loại. Ngoài ra, chúng còn được biết đến là nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất các loại đèn hơi, dẫn điện, dẫn nhiệt khá tốt.
Các dạng hợp chất của Natri
– Natri hidroxit: NaOH
– Natri hiđrocacbonat: NaHCO3
– Natri cacbonat: Na2CO3
Để bảo quản Natri người ta ngâm Natri trong đâu? Vì sao?
Thông thường, để bảo quản Natri người ta ngâm Natri trong dầu hỏa. Bởi vì Natri rất dễ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, sẽ rất dễ xảy ra phản ứng hóa học, nên việc bảo quản Natri trong dầu hỏa sẽ giúp tránh được các tình trạng trên.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các nội dung liên quan đến nguyên tố hóa học Natri cho bạn đọc tham khảo. Có lẽ khi đọc đến đây bạn cũng đã có đáp án cho câu hỏi “Để bảo quản Natri người ta phải ngâm Natri trong đâu”. Hãy ghi nhớ đáp án và nắm bắt các nội dung liên quan đến Natri để có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới bạn nhé!
Discussion about this post